Loại quả thâm đen tốt cho phổi, hè nóng bức nhiều người ngâm uống giải nhiệt nhưng dễ phải đổ bỏ nếu không biết những điều này

Dâu tằm giải nhiệt, tốt cho phổi

Dâu tằm là loại quả phổ biến trong ngày hè. Quả này khi chín có màu đỏ và thâm đen. Ăn quả vừa ngọt, chua chua và nhiều nước nên được nhiều người ưa chuộng dùng để ngâm uống giải nhiệt.

Theo Đông y, quả dâu tằm chín phơi hay sấy khô gọi là tang thầm có tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, quả này trong đông y được dùng như vị thuốc, tốt với các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp…

Xem thêm: Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sắp trở lại, xe cộ lưu thông thế nào?

Ăn dâu tằm tốt cho sức khỏe

Trong dâu tằm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, sắt, vitamin K1, kali, vitamin E… Quả giải nhiệt, tốt cho ngày hè và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, kiểm soát lượng đường trong máu...

Vào mùa dâu tằm chín rộ, mọi người nên tranh thủ chế biến loại quả này thành những món giải khát vừa ngon vừa tốt cho mùa hè dưới đây, nhưng cần tuân thủ các bước sau để ngâm thành công, không phải đổ bỏ:

Cách làm dâu tằm siêu ngon

* Trà dâu tằm

Nguyên liệu làm trà dâu tằm:

- 1kg dâu tằm

- 500 – 700kg đường trắng

Cách làm trà và pha trà dâu tằm:

- Dâu tằm nên chọn những loại quả còn cứng, có màu tím sẫm không bị dập nát. Bạn rửa sạch dâu tằm rồi để cho thật ráo nước. Bình ngâm nên dùng bình thủy tinh, rửa thật sạch không là bị màng lên men.

- Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu. Bạn cho 1 lớp dâu tằm rồi lại lớp đường.

- Cách pha trà dâu tằm: 30g trà nhài + 1 lít nước đun sôi ủ 15 phút, bỏ bã thu được cốt trà.

- Lấy 150ml trà + 50ml nước lọc, nửa quả chanh và một muôi đầy nước dâu, thêm đá lắc đều đổ ra cốc cho thêm 1 muôi quả dâu không lấy nước là được.

* Thạch dâu tằm

Nguyên liệu làm thạch dâu tằm:

- ½ gói rau câu dẻo

- 100gr đường trắng

- 700ml nước lọc

- 50gr – 70gr nước cốt dâu

Cách làm:

- Trộn rau câu và đường rồi nhẹ nhàng cho vào hỗn hợp nước, khuấy đều để không bị vón cục. Sau khi đã trộn đều, bạn cần để hỗn hợp nghỉ khoảng 30 phút.

- Sau đó đun sôi lăn tăn khoảng 10 phút thì tắt bếp. Lọc qua rồi cho vào hộp, hòa tan phần cốt dâu & siro. Để nguội hoàn toàn và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

* Mứt dâu tằm

Nguyên liệu làm mứt dâu tằm:

- 1kg dầu tằm rửa sạch, để ráo nước. Nên chọn quả có tỷ lệ 2 chín/ 1 xanh, không chín nát và cũng không xanh quá để tránh bị chua.

- 250-270gr đường trắng hoặc tùy chỉnh độ ngọt theo sở thích

- 160gr mạch nha

- 60 gr mật ong

- Muối tinh: 2g

- 15 – 20 gr nước cốt chanh

Cách làm mứt dâu tằm:

- Dâu rửa sạch, nhặt bỏ những quả mềm nhũn, cắt bỏ đầu cuống, ngâm nước lọc hoặc nước muối pha loãng khoảng 10 phút để cho tan hết phần bụi bẩn. Sau đó rửa sạch lại và để ráo nước.

- Xay nhỏ dâu nhưng vẫn còn lợn cợn, không nhuyễn quá. Tiếp đó cho phần dâu đã xay này với đường đem đun cho tan đường trong lửa nhỏ khoảng 30 phút.

- Tiếp đó cho phần mạch nha vào đun tan, thêm muối đun khoảng 10 phút rồi kiểm tra độ sệt. Hỗn hợp sẽ sánh đặc hơn khi để nguội và cho vào tủ lạnh nên bạn không cần phải đun cạn quá.

- Cho tiếp mật ong, cốt chanh nấu sôi lại rồi tắt bếp, nêm lại độ ngọt theo khẩu vị. Cuối cùng, bạn nên chia nhỏ ra các hũ thủy tinh, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh vì nước dâu dễ lên men.

Mứt dâu tằm thường được dùng để phết bánh mì, làm nhân bánh,mix cùng sữa chua…hay để decor…

* Siro dâu tằm giải nhiệt mùa hè

Nguyên liệu làm siro dâu tằm

- 2kg dâu tằm

- 1,2kg đường trắng

- Muối hạt

Cách làm Siro dâu tằm giải nhiệt mùa hè

Bước 1: Dâu nhặt các quả bị nhũn nát, dập để nước ngâm sau không giảm độ ngon, có vị úng. Sau đó rửa sạch nhẹ nhàng, tránh để dập nát, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn rồi rửa sạch lại, để ráo nước.

Nấu một nồi nước sôi để chần qua dâu tằm vừa khử khuẩn vừa giúp khi ngâm dâu không bị váng nhớt và để được lâu. Sau đó, bạn để dâu thật ráo nước.

Bước 2: Sau khi dâu tằm đã để ráo nước thì cho vào lọ. Cứ 1 lớp dâu thì rải 1 lớp đường, tỷ lệ ngâm dâu và đường là 1:1/2. Sau khi xếp dâu đường vào lọ, đóng kín nắp rồi để ở nơi thoáng mát. Khoảng sau 1-2 ngày, nước ngâm dâu đã có thể sử dụng.

Xem thêm: Phong trào chấn hưng PGVN nửa đầu thế kỷ XX và sự ra đời của báo chí Phật giáo

Khi dâu đã ngấm đường, bạn có thể mang bình đựng dâu ra lọc lấy phần bã để làm mứt, xào cho cô đặc lại ăn kèm với bánh rất ngon hoặc để làm đồ ăn vặt. Phần nước cốt thì đun sôi lên, để nguội rồi cất vào lọ dùng làm siro để uống.

Hà My