Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ níu chân du khách

Du khách đến tham quan Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hướng dẫn viên Bảo tàng thuyết trình, kể lại những câu chuyện thông qua những hiện vật trưng bày tại Bảo tàng với du khách.

Một điểm nhấn đặc biệt ấn tượng khác đối với du khách khi đến Bảo tàng đó chính là được tham quan bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và là một trong 3 bức tranh tròn lớn trên thế giới. Bức tranh đã tái hiện những khoảnh khắc tiêu biểu, sự kiện điển hình của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954. Bức tranh được vẽ bởi gần 200 họa sỹ trẻ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan trong không gian 360 độ, chiều cao 20,5m, chiều dài 132m, đường kính 42m, phần đắp nổi sắp đặt các mẫu vật nối tiếp, phần mái vòm thể hiện bầu trời hòa bình tạo nên một bức tranh có tổng diện tích 3.225m2. Trong bức tranh, các họa sỹ đã khắc họa hơn 4.500 nhân vật cùng sự hùng tráng, ác liệt của chiến trường Điện Biên Phủ từ hàng ngàn tư liệu lịch sử được sưu tầm...

Xem thêm: VIB cùng hơn 150 thương hiệu lớn ưu đãi đến 40% cho chủ thẻ tín dụng

Trong các không gian khác của Bảo tàng, du khách cũng được đến thăm phần trưng bày hiện vật. Đây là hình ảnh chiếc xe đạp thồ để vận chuyển tải lương lên chiến dịch.

Sơn pháo 75mm được viện trợ cho quân ta để tham gia chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Đinh Pù Loong bộ đội, công binh sử dụng làm lán tại Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng (phía bên trái) và chân bàn làm việc, chân giường Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng chiến dịch sử dụng tại Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng (phía bên phải).

Xe cút kít dùng để chở gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mô phỏng bản đồ cứ điểm Trung tâm đề kháng Him Lam.

Hệ thống giao thông hào của quân ta để tiến sâu vào căn cứ của địch.

Bếp củi với phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” được sử dụng trong chiến dịch Hòa Bình 1951-1952 và được phổ biến rộng rãi vào năm 1954 khi diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một không gian khác cũng nổi bật không kém là phần trưng bày về công tác quân y với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn cả về phía ta và Pháp, đã cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn. Sâu sắc hơn, đó những nỗ lực, chiến công thần kỳ của công tác quân y khi cứu chữa và trả về các đơn vị hơn 5.000 thương binh tiếp tục tham gia chiến đấu.

Xem thêm: Tháng 5 âm lịch có những dịp lễ nào?

Lá cờ chiến thắng cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát đã đánh dấu sự thất bại của Thực dân Pháp và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Lê Phượng